Người ta hạnh phúc nhất ở tuổi nào?



Khảo sát do tổ chức OnePoll tiến hành cho thấy, cứ 10 người Mỹ, có 4 người không thích trở lại tuổi 20, tuy nhiên đa số sẽ chọn mốc 36 tuổi để trở về.

Một kết quả khác khiến những người nghiên cứu cảm thấy ngạc nhiên là trong số 2.000 người được khảo sát, rất ít người muốn quay lại tuổi lên 9 - khi họ là những đứa trẻ vô lo âu, có thể dành cả ngày để vui chơi.

Đa phần người Mỹ trưởng thành được khảo sát cho biết, họ muốn được quay về tuổi 36 - thời điểm đỉnh cao của cuộc đời mình. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Đa phần người Mỹ trưởng thành được khảo sát cho biết, họ muốn được quay về tuổi 36 - thời điểm "đỉnh cao của cuộc đời mình". Ảnh minh họa: Shutterstock.

Phó giáo sư tâm lý học Clare Mehta cho biết, cô dành bốn năm để nghiên cứu trải nghiệm của mọi người ở độ tuổi 30 và đầu 40 và nhận thấy rằng đây là một giai đoạn nhiều thách thức, tuy nhiên giá trị hơn rất nhiều so với những gì mà hầu hết mọi người vốn nghĩ.

Clare Mehta gọi giai đoạn 30-45 là "tuổi thực sự trưởng thành". Cô và cộng sự phỏng vấn hơn 100 người trong nhóm tuổi này, đồng thời thu thập dữ liệu khảo sát từ hơn 600 người khác. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, đây là giai đoạn mà đa phần bắt đầu gặt hái những phần thưởng: sự nghiệp ổn định, gia đình ổn định, các mối quan hệ chặt chẽ hơn, hoặc đạt đến đỉnh cao về thể chất và nhận thức. Dù vậy, tuổi 30-45 cũng là giai đoạn của những thách thức đáng kể, bao gồm một một bên là mong muốn vươn tới những nấc thang mới trong sự nghiệp, bên kia là trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già, con cái, bạn đời...

Kết quả thăm dò cho thấy, những người được hỏi đều thừa nhận họ cảm thấy quá tải vì có quá nhiều việc phải làm, trong khi thời gian lại quá ít. Tuy nhiên, họ cũng nói về cảm giác hài lòng sâu sắc, vì những gì họ làm đầy căng thẳng, nhưng mang đến rất nhiều niềm vui, hạnh phúc và sự hài lòng sâu sắc.

Đi sâu vào nghiên cứu, Clare Mehta và các cộng sự của mình hiểu rõ ràng hơn về việc vì sao mọi người muốn được "mãi mãi tuổi 36" là cảm giác mình đang ở thời kỳ đỉnh cao trong cuộc đời.

Mark, 36 tuổi, một trong những người tham gia nghiên cứu nói rằng: "Mọi thứ như đều vào đúng vị trí của nó. Tôi cảm thấy ở độ tuổi này, mình đã hoàn thành việc lắp ráp một chiếc máy với các bộ phận cần thiết".

Một số khác cho rằng họ cảm thấy mình hiểu bản thân và và tự tin hơn rất nhiều, so với những năm tháng tuổi 20. Một người khác có tên Jodie đánh giá cao sự khôn ngoan mà cô có được khi suy ngẫm về cuộc sống ngoài 20 tuổi: "Đây là độ tuổi mà bạn hiểu rõ hơn về những điều mình muốn và không muốn, những điều không còn cần thiết cho cuộc sống. Ở tuổi này, bạn sẽ không còn mất thời gian hẹn hò hàng tá người mà chẳng đi đến đâu. Vòng kết nối của bạn cũng đẹp hơn vì bạn đã loại bỏ những người mà mình đã không còn cần thiết trong cuộc sống".

Hạn chế của nghiên cứu là chúng được thực hiện với những người Bắc Mỹ ở tầng lớp trung lưu. Đối với tầng lớp lao động hoặc những người đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, tuổi trưởng thành có thể không thực sự được tốt đẹp.

 

Tags: